Ở phần trước, E’Gif đã giới thiệu các mẫu họa tiết thường được sử dụng trên hộp bánh trung thu. 5 mẫu họa tiết ở phần này sẽ không phổ biến như những kiểu trước, và mang dấu ấn văn hóa rõ ràng hơn. Mời các bạn cùng tìm hiểu với E’Gif!
Xem lại: 10 kiểu họa tiết trên hộp bánh trung thu 2023 (Phần 1)
6. Họa tiết thỏ ngọc
Hình tượng con thỏ gắn với ngày tết Trung Thu của Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản. Nhờ sự giao thoa văn hóa, hiện nay hình ảnh con thỏ đáng yêu đã trở nên phổ biến tại trung thu nước ta và được nhiều người đón nhận, đặc biệt là các bạn nhỏ.
6.1. Thỏ trong truyền thuyết Hàn Quốc
Thỏ đã trở thành biểu tượng không thể thiếu trong ngày Tết Trung thu (Chuseok) ở Hàn Quốc qua câu chuyện cảm động về sự hy sinh.
Trong câu chuyện đó, thỏ tình nguyện hi sinh cho một người ăn xin (thực chất là Ngọc Hoàng hóa thân), thể hiện tấm lòng chân thành. Để cảm ơn con thỏ, Ngọc Hoàng đã đưa nó lên Mặt trăng và biến nó thành kẻ bảo vệ nơi đó. Truyền thuyết về Thỏ Ngọc đã tồn tại và truyền qua nhiều thế hệ, gắn kết cộng đồng người Hàn với một biểu tượng tinh thần sâu sắc và ý nghĩa. Hình ảnh con thỏ mang thông điệp về lòng dũng cảm, sự trung thành và lòng tốt đáng quý.
6.2. Thỏ trong truyền thuyết Trung Quốc
Sự tích về Thỏ Ngọc bắt nguồn từ thời kỳ Chiến quốc.
Theo truyền thuyết, có ba vị thần tiên đã biến hình thành ba ông lão lang thang, vất vưởng xin ăn. Họ gặp ba con vật là cáo, khỉ và thỏ. Hai con kia thì có đồ ăn và cho các ông lão, chỉ có mình con thỏ không có gì để đóng góp.
Với lòng nhân ái, thỏ tự nhảy vào đống lửa bên cạnh mình, tự nướng mình để làm thức ăn cho ba ông lão. Cảm động trước tinh thần dũng cảm và hy sinh của con thỏ. Họ đã đưa thỏ lên cung trăng để làm bạn đồng hành của Hằng Nga. Kể từ đó, con thỏ được gọi là Thỏ Ngọc. Thỏ mang ý nghĩa về tấm lòng trong sáng, tương thân tương ái, sẵn sàng hi sinh để giúp đỡ những người gặp khó khăn.
7. Họa tiết cỏ lau
Cỏ lau là “đặc sản” riêng của tết Trung thu tại xứ Phù Tang. Đây là loại cây chính được sử dụng làm vật trang trí trong lễ hội Trung Thu (Otsukimi).
Người Nhật tin rằng hình ảnh cây lau giống như bông lúa trĩu hạt, sử dụng cây này như một lời cầu nguyện cho mùa màng bội thu. Những cành lau được xem như nơi trú ngụ của các vị thánh và vị thần trên ban thờ. Người Nhật cũng tin rằng vết cắt sắc nhọn trên cành lau mang ý nghĩa của một lá bùa hộ mệnh, có khả năng xua đuổi tà ma và bảo vệ mùa màng khỏi tai ương, mang đến cuộc sống an lành cho dân làng.
Không chỉ vậy, hình ảnh cỏ lau còn mang ý nghĩa tâm linh đối với người dân Nhật Bản. Nó đại diện cho sự kết hợp giữa vẻ đẹp tự nhiên và tâm hồn, tượng trưng cho sự thịnh vượng và bình an trong cuộc sống. Cỏ lau và hình ảnh ngắm trăng đã trở thành một phần không thể thiếu của văn hóa Nhật Bản, mang đến niềm vui và ý nghĩa tôn giáo cho mọi người.
8. Họa tiết đèn lồng
Hình ảnh chiếc đèn lồng rực rỡ, nhiều màu sắc dưới ánh trăng vàng là một phần không thể thiếu trong mỗi dịp tết Trung Thu. Vì vậy, rất nhiều hộp quà trung thu đã chọn chiếc đèn lồng để làm chủ đề hộp quà. Nhiều chủ shop bánh handmade còn đầu tư bộ khuôn bánh trung thu hình đèn lồng, giúp món quà bánh trở nên hấp dẫn và đẹp mắt hơn.
Xem thêm: Bí quyết thu hút khách hàng của chủ shop bánh handmade trong mùa Trung Thu
Đối với người dân Trung Quốc và Nhật Bản, việc treo đèn lồng trước cửa nhà tượng trưng cho sự may mắn và bình an. Một số đèn lồng được tạo thành dạng hoa đăng, và sau khi ghi những ước nguyện vào, chúng được thả trôi trên mặt nước, mang theo lời cầu nguyện đi xa.
Đối với người Việt, đèn lồng là món quà không thể thiếu để trẻ em cầm đi chơi lễ. Đèn lồng ở nước ta có vô số hình dáng đáng yêu như ngôi sao, bông hoa, cá, gấu… sáng rực rỡ dưới ánh trăng rằm. Đèn lồng truyền thống của Việt Nam được chế tác thủ công từ tre và giấy, và được tô vẽ bên ngoài bằng các nét vẽ tỉ mỉ, độc đáo.
Đèn lồng trong văn hóa Việt Nam biểu thị sự ấm cúng và hạnh phúc. Đèn lồng mang đến cho không gian một niềm vui thuần khiết, là biểu tượng của sự sum vầy và tình thân gia đình.
9. Họa tiết hoa cúc
Đây là loại hoa thường được sử dụng để dâng cúng tổ tiên trong dịp lễ Trung Thu. Hoa cúc mang đến rất nhiều ý nghĩa, bao gồm lòng hiếu thảo, sự trường tồn vĩnh cửu, biểu tượng của sự sống, phúc lộc và may mắn. Màu vàng tươi của hoa cúc cũng giúp làm sáng bừng góc không gian buồn của mùa thu, tạo thêm sự tươi vui và rạng rỡ.
Mặc dù hoa cúc được trồng quanh năm, nhưng nó vẫn được coi là loại hoa mùa Thu. Ở Việt Nam, E’Gif không thấy nhiều set quà có hình ảnh hoa cúc. Một số set thiết kế riêng thì có thể chứa cúc vạn thọ, cúc cánh dài tùy theo câu chuyện mà set đó thể hiện. E’Gif thấy hình ảnh hoa sen vẫn được yêu thích hơn.
10. Họa tiết chim hạc
Một kiểu họa tiết hiếm thấy nữa là chim hạc. Đây là loài chim mùa thu đại diện cho thần đạo và đạo giáo, vì vậy khá phổ biến trong hình ảnh trang trí của Nhật Bản, Trung Quốc. Bạn có thể thấy hình ảnh con chim hạc trong thiết kế hộp bánh trung thu Thu Nhật của E’Gif.
Con hạc là một loài chim được cho là có tuổi thọ rất dài. Trong tác phẩm cổ “Tướng hạc kinh”, việc nhắc đến “hạc thọ thiên tuế” (tượng trưng cho tuổi thọ hàng nghìn năm) và “thọ bất khả lượng” (ý nghĩa là sống lâu không thể đếm được) đã củng cố hình ảnh của hạc về sự trường thọ. Vì vậy, hình tượng của chim hạc thường được sử dụng để trang trí trên nhiều vật phẩm chúc thọ như tranh, câu đối, bình phong chúc thọ, và đồ chạm khắc,…, nhằm truyền tải lời chúc trường thọ, sự bền vững trong công danh và sự nghiệp,…
Ngoài ra, hình ảnh chim hạc còn là tượng trưng cho gia đạo êm ấm hòa thuận. Chim hạc mang lời chúc ý nghĩa dành cho bất kỳ ai: Chúc bạn mùa trăng này và mãi mãi về sau được viên mãn, con cháu đầy đàn và gia đình gắn kết.
Luôn sẵn sàng 24/7. Gọi Ngay!
Ms. Bằng Vy: 098.510.2772
Mr. Vĩnh Toàn: 0777.445.449